Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

DỰ BÁO TỪ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VỀ MỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM

Tin tức: chungcutabudec1.blogspot.com - Theo nhận định mới đây về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Thế giới dự báo rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 6,2% năm 2016 và tăng 6,3% trong cả 2 năm tiếp theo.

DỰ BÁO MỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2016

Công bố của Ngân hàng Thế giới - WB ra ngày 11/04/2016 báo cáo về Cập nhật kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó dự báo về triển vọng tăng trưởng của nước ta cho năm nay và năm tới. Theo báo cáo này, Ngân hàng Thế giới World Bank - WB vừa đưa ra dự báo giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2016 của Việt Nam xuống từ mức 6,6% chỉ còn 6,2%.

Nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam đến từ những tác động của lĩnh vực nông nghiệp như:
  • Thiên tai như hạn hán ở Tây Nguyên
  • Xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long
  • Tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm mạnh,...

Cuối năm 2015, WB đưa ra dự báo rằng: mặc dù kinh tế toàn cầu vẫn còn bất ổn nhưng sự phục hồi của kinh tế của Việt Nam là hết sức ấn tượng. Việt Nam vẫn chống chịu tốt giữa bối cảnh biến động thế giới bên ngoài. Khi đó, WB dự báo chỉ số GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2016.

Trong báo cáo mới, WB dự báo lạm phát tại Việt Nam sẽ tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2015 lên 3,5% năm 2016. Cán cân vãng lai của nước ta sẽ thâm hụt 0,6% GDP, cán cân tài khoá là -5,9% GDP và nợ công sẽ tăng từ mức 62,5% GDP năm 2015 lên 63,8% GDP năm 2016. Năm 2017, nợ công sẽ tăng lên mức 64,4% và năm 2018 sẽ là 64,7% GDP.

Báo cáo kêu gọi Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế một cách cẩn trọng và bền vững; khuyến nghị tăng cường kỷ cương thị trường trong ngành tài chính tiền tệ; chuyển hướng chi công từ chi hạ tầng sang các ngành dịch vụ như: giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và luôn hướng tới việc bảo vệ môi trường.

Báo cáo cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam đã vượt qua được biến động toàn cầu thế giới một cách ngoạn mục nhờ cầu trong nước tăng nhanh và nền công nghiệp chế tạo hướng tới xuất khẩu đạt thành tích nổi bật.

Tuy nhiên, đánh giá mức độ tăng trưởng Việt Nam so với các nước khác. “Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng tốt. Dù tăng trưởng chậm lại, nhưng WB vẫn kỳ vọng vào nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức trên 6% trong giai đoạn năm 2016-2018, và sẽ vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn nữa trong khối ASEAN” ông Sudhir Shetty - Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của WB đã nhận định.

THÁCH THỨC MÀ VIỆT NAM CẦN ĐỐI MẶT

Thách thức về kinh tế đối với Việt Nam
Trong bản báo cáo của mình, WB cũng nêu ra một loạt những rủi ro và thách thức đối với kinh tế Việt Nam. WB cho rằng tốc độ tái cơ cấu chậm đang gây rủi ro cho tăng trưởng trung hạn cho Việt Nam, trong khi đó rủi ro tài khóa cũng là vấn đề cần quan tâm.

Về lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam vẫn còn nhiều ngân hàng nhỏ cần  được hợp nhất. Tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ ở việc hạ nhanh số lượng ngân hàng, mà cần áp dụng những quy trình chặt chẽ và phù hợp.

Ông Sandeep Mahajan - Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB nhấn mạnh, sau quá trình sáp nhập, cơ cấu lại ngành ngân hàng, Việt Nam có khoảng 34 ngân hàng thương mại. Theo đánh giá của WB, quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng của Việt Nam đạt được một số tiến bộ nhất định, thực hiện một số thương vụ mua bán và sáp nhập, nhưng vẫn khó có thể đạt được mục tiêu đã đề ra là giảm  từ 34 ngân hàng xuống còn 15 – 17 ngân hàng vào năm 2017.

Nợ xấu toàn ngành ngân hàng tuy đã giảm xuống còn mức 3% trên tổng giá trị các món vay của Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả này chủ yếu do tăng trưởng tín dụng và chuyển các món nợ xấu sang Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam - VAMC.

Nguồn: internet
Các tin khác cùng chủ đề

0 nhận xét:

Đăng nhận xét